7 lý do bạn nên ngừng sử dụng ống hút nhựa ngay hôm nay

5/5 - (1 bình chọn)

Ống hút nhựa là vật dụng khá quen thuộc với tất cả chúng ta. Hầu như ai cũng sử dụng chúng mỗi ngày, nhất là lại các cửa hàng đồ uống cà phê, trà sữa, nước ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, ống hút nhựa được xếp hạng là một trong những loại rác thải phổ biến trên thế giới nhất và xếp thứ 6 trong danh sách những loại rác thải không thể phân hủy. Làm ảnh hưởng nặng nề tới môi trường đất, môi trường nước, hệ sinh thái biển và sức khỏe của con người. Cùng tìm hiểu 7 lý do bạn mà bạn nên ngừng sử dụng ống hút nhựa ngay trong hôm nay.

tac-hai-cua-ong-hut-nhua-cho-con-nguoi
Tác hại của ống hút nhưa với con người

Thực trạng của ống hút nhựa hiện nay

Thật dễ dàng thấy những chiếc ống hút nhựa trong cuộc sống quen thuộc ngày hàng của chúng ta. Số lượng có thể lên đến hàng trăm nghìn hay trăm triệu.

  • Mỹ: 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng mỗi ngày. Theo đó, trung bình một người Mỹ sẽ sử dụng 1,7 ống hút nhựa/ngày và khoảng 35.000 ống hút nhựa trong suốt cuộc đời.
  • Việt Nam: Hiện tại chưa có thống kê chính thức từ bất kỳ tổ chức nào về lượng ống hút nhựa được sử dụng mỗi ngày ở Việt Nam. Tuy nhiên căn cứ vào con số gần 2 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm, thì có thể thấy rằng số ống hút nhựa Việt Nam thải ra môi trường cũng là con số lớn. Riêng đối với các sản phẩm về nhựa, năm 2017, Việt Nam nằm trong top 5 nước xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới, theo thống kê của Hiệp hội bảo tồn đại dương (Ocean Conservancy).
  • Ấn Độ: Mỗi ngày Ấn Độ xả ra môi trường khoảng 26.000 tấn rác thải nhựa trong đó chủ yếu là ống hút và túi nilon. Hiện nay, Ấn độ đang xếp thứ 15 trên thế giới về ô nhiễm rác thải nhựa.
  • Anh: Ước tính ít nhất 4,4 tỷ ống hút nhựa cũng bị vứt đi mỗi năm.

Trong đó, ống hút được sử dụng nhiều nhất là tại các khu vực nhà hàng, khách sạn, quán cà phê.

8 lý do không nên sử dụng ống hút nhựa

1/ Ống hút nhựa là vũ khí hủy diệt của các loài sinh vật biển.

Rác thải nhựa khi đổ ra biển sẽ gây phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, làm chết các sinh vật biển nếu chúng không may bị mắc vào hoặc ăn phải.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính đã có hơn 100 triệu động vật biển đã chết do rác thải nhựa. Trong đó có hơn 260 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả những sinh vật to lớn như cá voi.

ong-hut-nhua-huy-diet-cac-loai-sinh-vat-bien

2/ Tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với con người.

Ống hút nhựa được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn những mối nguy hại với sức khỏe con người. Bạn không biết được nguyên liệu nào để sản xuất ra những chiếc ống hút nhựa. Nguồn gốc của những nguyên liệu này từ đâu, có an toàn hay không.

Hơn nữa, ống hút nhựa được sản xuất với thành phần BPA và chứa nhiều chất độc hại có thể làm tăng, phát triển tế bào ung thư trong con người, gây rối loạn dậy thì sớm, béo phì. Khi sử dụng ống hút nhựa cùng với các đồ uống nóng, các chất gây hại sẽ “tích tụ” lại, gây hại trực tiếp cho cơ thể con người.

3/ Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ống hút nhựa được xếp vào top những loại rác thải khó phân hủy nhất trên thế giới. Sẽ mất trung bình từ 100 – 500 năm để phân hủy hoàn toàn. Khiến cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng nề.

ong-hut-nhua-gay-o-nhiem-moi-truong

4/ Ống hút nhựa bẩn bị tái sử dụng nhiều lần.

Chắc hẳn bạn chưa từng nghĩ đến điều này đúng không? Có không ít những cơ sở kinh doanh dồ uống, quán ăn vì lợi nhuận của mình mà tái sử dụng lại các ống hút cũ mà khách hàng không hề biết những điều này. Bạn hãy thử tưởng tượng khi người sử dụng trước có các bệnh về hô hấp, đường miệng có thể truyền nhiễm thì thật sợ hãi đúng không nào.

5/ Ống hút nhựa rất khó để tái chế.

Thêm 1 lý do để bạn không sử dụng những chiếc ống hút nhựa vì nó không được tái chế và rất khó để tái chế. Ống hút được làm từ nhựa polypropylene, hay còn gọi là nhựa loại 5 nên có thể tái chế được. Nhưng hầu hết các cơ sở không nhận tái chế bởi vì:

  • Ống hút nhựa quá nhỏ, mỏng và có thể uốn cong. Chúng rất dễ bị rơi vào các vết nứt và kẽ hở của máy tái chế phế. Từ đó có thể dẫn đến những hư hỏng và sửa chữa không đáng có.
  • Ống hút nhựa cũng quá nhẹ nên việc phân loại bằng máy là rất phức tạp. Nếu không vượt qua được giai đoạn phân loại thì các ống hút nhựa sẽ vĩnh viễn không được tái chế.
  • Giá thành và chi phí sản xuất ống hút nhựa mới còn rẻ hơn chi phí tái chế. Chính vì vậy, tái chế ống hút nhựa dường như không cần thiết.

Những chiếc ống hút nhựa sử dụng cũng rất khó để thu gom lại vì chúng quá bé và nhẹ.

6/ Thời gian phân hủy rất lâu

Nhựa cần có thời gian rất lâu để phân hủy ngoài môi trường tự nhiên. Nó chỉ có thể bị chia nhỏ xuống kích thước hiển vi chứ không biến mất hoàn toàn.

7/ Ống hút nhựa làm hàng ngàn người nhập viện mỗi năm.

Theo thống kê, tại Mỹ có đến 1.400 ca nhập viện mỗi năm vì ống hút nhựa và đối tượng chính là trẻ em dưới 12 tuổi. Ngoài những nguyên nhân như được làm từ chất liệu không an toàn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thì ống hút nhựa khá là cứng và nhọn. Trong quá trình sử dụng, không may đầu ống hút sẽ làm tổn thương vùng nướu hoặc hàm.

ong-hut-nhua-lam-hang-nghin-nguoi-nhap-vien-moi-nam

Giải pháp thay thế cho ống hút nhựa

Sử dụng ống hút nhựa mang lại nhiều tác động tiêu cực như vậy nhưng nhu cầu của chúng vẫn đang ngày một tăng lên. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều giải pháp thay thế ống hút nhựa bằng cách sử dụng các loại ống hút thân thiện với môi trường hơn như ống hút giấy, ống hút gạo, ống hút tre, cỏ. Trong số những loại ống hút này thì ống hút giấy là một vật liệu nổi bật được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng do giá thành hợp lý, màu sắc và kích thước đa dạng hơn rất nhiều những loại ống hút khác.

Sử dụng các loại ống hút giấy cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất liệu đồ uống. Và quan trọng là chúng có khả năng phân hủy hoàn toàn ngoài môi trường tự nhiên trong thời gian ngắn. Để trải nghiệm ống hút giấy các bạn hãy liên hệ với Minh Đức Green để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0944.600.001